CPL là gì? Ưu nhược điểm của CPL ảnh hưởng thế nào tới Marketing

0
176

Khi thực hiện một chiến dịch truyền thông Marketing nói chung và chạy một đợt quảng cáo nói riêng, mỗi Marketer đều cần phải chú ý đo lường hiệu quả. Bởi chỉ có đo hiệu quả bằng công cụ thì chúng ta mới biết mình có đang đi đúng hướng hay không và có cần phải chỉnh sửa gì cho kịp thời hay không. Người làm quảng cáo chắc chắn sẽ không thể không biết tới thuật ngữ CPL. Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây để biết CPL là gì và tầm quan trọng cũng như ưu điểm, nhược điểm của CPL là gì nhé!

CPL là gì?

CPL là tên viết tắt của cụm từ Cost Per Lead, phương pháp quảng cáo được tính theo chi phí dựa trên số lead thu về. Lead ở đây có thể được hiểu là những người quan tâm đến sản phẩm, mong muốn được tư vấn thêm về các thông tin liên quan đến sản phẩm. Khi đó, họ sẽ nhập thông tin cơ bản như tên, số điện thoại, email,…vào form. Từ đây, doanh nghiệp hoàn toàn có thể liên lạc trở lại với họ nhằm mục đích quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thông qua hình thức tư vấn, tiếp thị…

CPL là gì?
CPL là gì?

Lead sẽ được thu nhờ các phương pháp quảng cáo trên kênh Facebook, Google, event, hội thảo hoặc các chương trình dùng thử. Lead là yếu tố quan trọng để chuyển đổi thành đơn hàng, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

CPL cao hay thấp sẽ phù thuộc vào chiến dịch mà doanh nghiệp bạn đang triển khai trên kênh nào. Tính toán chỉ số CPL cũng khá đơn giản, các marketer hãy xem xét đến chi phí trung bình hàng tháng của chiến dịch, đồng thời so sánh nó với tổng số Lead được tạo ra trong một khoảng thời gian. Ví dụ như, chiến dịch của bạn chạy trong 6 tháng và thu về 20 lead. Trong đó, tổng chi phí đã ra cho toàn chiến dịch là 10 triệu thì CPL= 10.000.000/20= 500.000đ

CPL và CPA khác nhau ở điểm nào?

Khác với CPL, CPA chính là chi phí mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi chiến dịch hành động, thường sẽ là 1 giao dịch hoàn thiện và khách hàng đã thanh toán qua thẻ tín dụng. CPA tập trung vào vấn đề thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng tại từng thời điểm cụ thể. Nếu như khách truy cập vào website mà không mua gì, rất khó có cách để quảng cáo cho họ lần thứ 2. Bên cạnh đó,

CPL thường có mức độ ảnh hưởng lớn nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Người tiêu dùng sẽ chỉ gửi những thông tin liên hệ cơ bản, thậm chí chỉ là một email.
CPA sẽ có mức độ ảnh hưởng thấp cũng như phức tạp hơn. Người dùng sẽ phải cung cấp số thẻ tín dụng và một vài thông tin chi tiết khác.

Những lĩnh vực nào phù hợp với quảng cáo CPL?

Do đặc thù quảng cáp CPL là tạo ra Lead, những người có nhu cầu và quan tâm đến sản phẩm chứ chưa phải khách hàng, nên CPL phù hợp với những ngành nghề dịch vụ và sản phẩm có giá trị cao mà khách hàng cần được tư vấn, chăm sóc và cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Đó có thể là các ngành như bất động sản, định cư du học, bảo hiểm, dịch vụ y tế, xe ô tô. Ví dụ như:

  • Bất động sản: Những người muốn mua dự án nhưng cần tư vấn thêm về vay
  • Định cư du học: Những người muốn đi nước ngoài định cư hay du học nhưng cần tư vấn thêm về pháp lý
  • Bảo hiểm: Người có nhu cầu mua BH cho bản thân và gia đình nhưng cần tư vấn thêm về điều kiện ràng buộc
  • Ô tô: Người có nhu cầu lái thử xe và có ý định, tài chính để mua xe
    Và còn rất nhiều lĩnh vực khác…
Những linh vực nên sử dụng quảng cáo CPL
Những linh vực nên sử dụng quảng cáo CPL

Ưu và nhược điểm khi chạy quảng cáo CPL là gì?

Ưu điểm

Ưu điểm của chạy quảng cáo CPL đầu tiên là bởi tỷ lệ chia hoa hồng của nó cao hơn các hình thức khác như CPM (Cost Per Mile) hay CPC (Cost Per Click). Chỉ số CPL không hề phụ thuộc vào trang của bạn có số người xem hay số người nhấp vào nhiều hay ít. Mà CPL yêu cầu người xem cung cấp thông tin theo mục đích của doanh nghiệp. Dù yêu cầu đó cao hơn nhưng bù lại thì nó không hề phức tạp. Do đó tỉ lệ chia sẻ hoa hồng CPL cao hẳn hơn các hình thức nêu trên.

Điều làm cho hình thức CPL đơn giản hơn CPL là gì? Tức là CPL thì không cần nhất thiết đơn hàng phải thành công. Thành công của CPL tính bằng việc người xem điền thông tin theo đúng yêu cầu của nhà cung cấp. Như thế thì các Publisher đã nhận được hoa hồng rồi.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm, thì những hạn chế của CPL là gì. Ví dụ như khi thiếu nhân lực hay nhân lực chưa đủ trình độ thì Lead sẽ khó có thể chuyển đổi thành khách hàng doanh nghiệp. Hơn nữa, CPL là một đích đến khó với nhãn hàng nào hạn chế về tài khoản quảng cáo, ngân sách. Thậm chí, sẽ là rủi ro lớn nếu như Lead thu về không chất lượng, khách hàng khai sai thông tin. Cuối cùng, Landing Page của doanh nghiệp nếu không đạt chuẩn thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ càng thấp hơn nữa đó.

CPL có tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp?

Ngoài câu hỏi CPL là gì, nhiều người cũng thắc mắc về việc CPL liệu có thực sự tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không. Câu trả lời phụ thuộc vào 1 số yếu tố như: chất lượng lead, khả năng chuyển đổi của bộ phận Sale trong doanh nghiệp, uy tín của bên thực hiện dịch vụ Marketing…

Lead tuy chưa là khách hàng, nhưng khả năng chuyển đổi thành doanh thu cũng rất cao nếu doanh nghiệp biết tận dụng nó. Ngoài ra, với các thông tin thu về, doanh nghiệp có thể tạo ra một kho Data cho mình để bán các sản phẩm khác (Cross Sale, Up Sale) và dùng nó để triển khai các chiến dịch Marketing khác trong tương lai.

Nói một cách khác, Lead hay data là một phần rất quan trọng trong quy trình Marketing của doanh nghiệp. Một Marketer thực sự giỏi sẽ biết cách thu Lead, tận dụng Lead triệt để để mỗi chi phí bỏ ra cho Lead đều đem về gấp nhiều lần lợi nhuận.

Làm thế nào để chạy quảng cáo CPL?

Làm thế nào để chạy quảng cáo CPL
Để chạy quảng cáo CPL, bạn cần phải có 1 nơi để người dùng điền Form

Để chạy quảng cáo CPL, bạn cần phải có 1 nơi để người dùng điền Form (thông tin gồm tên, điện thoại, email…). Thường nó sẽ là Landing Page được thiết kế sao cho tạo ra khả năng chuyển đổi cao.

Bạn có thể thiết kế Landing Page bằng code, hoặc dùng các bên dịch vụ hỗ trợ như Chili, LadiPage…

Sau khi có Landing Page, bạn có thể dùng các công cụ quảng cáo như Facebook Ads, Google Ads, zalo Ads, Instagram Ads… để đổ traffic vào Landing Page đó và tạo ra Lead. Traffic càng chất lượng và đúng đối tượng, Lead càng có giá trị cao và dễ chuyển thành doanh thu sau này.

Tuy nhiên việc tự chạy quảng cáo CPL có rất nhiều hạn chế như:

  • Khó tối ưu lead vì thiếu nhân lực
  • Hạn chế về tài khoản quảng cáo, ngân sách
  • Lead không chất lượng
  • Landing Page không đạt chuẩn, chuyển đổi thấp
  • Thay vào đó, xu hướng của các doanh nghiệp hiện tại là chạy CPL với kênh Affiliate Marketing. Với hàng trăm ngàn Publisher có kinh nghiệm tối ưu, chạy quảng cáo chuyên nghiệp, sẽ đem về cho bạn những Lead chất lượng nhất với số lượng và ngân sách không hạn chế.

Khi đã chạy kiếm tiền online với Affiliate marketing một thời gian và tích lũy kha khá kinh nghiệm, lúc này bạn sẽ cần quan tâm đến chỉ số EPC để nắm rõ và cải thiện độ hiệu quả của bản thân.

Kết Luận

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu CPL là gì, các lĩnh vực nên chạy CPL là gì và tầm quan trọng của CPL với doanh nghiệp. Đi cùng đó là ưu điểm, nhược điểm các Marketers nên nhớ trước khi quyết định chạy CPL. Hãy cân nhắc thật kỹ các chi phí cơ hội và tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm để chiến dịch quảng bá của bạn được thành công nhé!

Bình chọn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây